Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 8, 2017

Ngọn Hải Đăng

Hình ảnh
Tôi chỉ ở đó hơn hai tháng. Nhưng lại có cảm giác thực tế lâu hơn thế rất nhiều, như tôi chẳng ở đâu khác nữa ngoài nơi đó. Quãng thời gian ở đó sống động đến mức chỉ cần bất kì điều gì gợi đến, dù chỉ là một mẩu kí ức nhỏ nhất cũng khiến tất cả dần dần hiện lên, từng chút, từng chút, cho đến khi chúng trở thành một bức tranh hoàn chỉnh và lấp lánh.  *** Năm mười tám tuổi, vào mùa hè, sau kì thi Đại học mà tôi không có chút hy vọng nào, tôi theo bố mẹ chuyển nhà đến một thành phố mà trước mặt là biển, sau lưng là một ngọn núi nhỏ. Có những ngôi nhà nằm trên những con dốc thoai thoải cao dần lên, nhà nào cũng trồng một vòm hoa giấy trước cổng. Nhà tôi nằm trong số những ngôi nhà đó. Từ đây để vào trung tâm thành phố và hướng ra bờ biển cũng khá xa. Nhưng di chuyển bằng xe đạp thì rất thích vì xe chỉ việc lao xuống dốc vun vút. Dĩ nhiên lúc đạp về có hơi mệt chút nhưng tôi thường thi vị hóa nó bằng việc dắt bộ để thong thả ngắm cảnh. Ngày đầu tiên chuyển đến, tôi thò đầu ra khỏi chiếc

(short story.) Đường Ban Mai

Hình ảnh
1.     Nhà tôi quay về hướng Đông. Phía mà bố tôi vẫn thường gọi là nơi cuộc sống chưa bao giờ chết. Vào những ngày Hè, lúc bình minh rực rỡ, nắng ngả bóng qua những ngọn đồi, xuyên qua kẽ lá, chiếu xuống những tấm kính rồi phản quang lại một màu rực rỡ, lấp lánh như phủ bụi vàng. Người ta hân hoan, rộn rã khi bình minh đánh thức. Thế là một ngày mới lại bắt đầu. Tôi thích dậy sớm. Từ khi những tia nắng còn đang mơ màng trong màn đêm tĩnh lặng. Vùi mình bên khung cửa sổ cũ kỹ, chờ đợi những thước phim quay chầm chạm vào mỗi sáng, là khoảnh khắc giao thoa giữa ánh sáng và bóng tối, giữa đêm và ngày. Thường thì tôi chẳng làm gì cả, chỉ ngồi lặng yên bên khung cửa sổ, chờ đợi những tia nắng đầu tiên luồn mình qua khe cửa, hoặc đôi khi là chờ đợi điều gì đó từ phía căn nhà đối diện. Sau đó mới đeo chiếc ba-lô lên, hòa mình vào dòng người tấp nập trên khu phố, guồng chân đạp xe đến trường. Và khi tôi kịp đặt mình xuống bàn rồi thở hổn hển thì chuông vào lớp cũng bắt đầu reo.